Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Triệu chứng và cách chăm sóc 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Triệu chứng và cách chăm sóc 

04:51 22/11/2019

Thời điểm tháng 9 đến tháng 11 hàng năm là cao điểm của dịch bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Đây là bệnh do một loại vi rút cấp tính gây nên, lây lan thông qua đường tiêu hóa. Đối tượng hay mắc bệnh tay chân miệng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ dễ dàng bị lây bệnh nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi họng hoặc nước bọt hoặc chạm vào các nốt phỏng trên da của bệnh nhân đang mắc bệnh.

Triệu chứng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Biểu hiện sớm của trẻ khi nhiễm virus:

  • Trẻ tỏ ra mệt mỏi

  • Đau họng

  • Sổ mũi

  • Sốt nhẹ trong vài ngày đầu. 

Tay chân miệng ở trẻ em

Các triệu chứng muộn của bệnh:

  • Xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở vị trí mặt trong của má hoặc lợi và xung quanh lưỡi của trẻ, gây ra khó chịu.

  • Trẻ quấy khóc

  • Đau rát họng

  • Chán ăn, thậm chí bỏ ăn

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C. 

Nếu không được chẩn đoán phát hiện kịp thời, các mụn nước này sẽ lan ra bàn tay, bàn chân hoặc ở mông, gối của trẻ. Do đó khi có các dấu hiệu ban đầu như vừa kể trên, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Loét họng khi bị tay chân miệng

Đối với trẻ bị tay chân miệng ở độ 1 hoặc độ 2, trẻ sau khi được chẩn đoán nhiễm vi rút tay chân miệng vẫn có thể được chăm sóc và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

Đối với chế độ dinh dưỡng

Trẻ mắc tay chân miệng rất mệt mỏi do sốt cao và chán ăn do đau rát họng, do vậy nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, đồ ăn loãng, dễ nuốt. Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn đồ ăn nóng mà nên đợi nguội mới cho trẻ em, tránh gây tổn thương đến các vết loét trong cổ họng của trẻ. 

Đối với vệ sinh, cách ly

Trẻ cần được thường xuyên rửa miệng 1 ngày ít nhất 1 lần bằng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh khoang miệng. Tắm rửa, vệ sinh cho trẻ nhẹ nhàng hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn cho trẻ. Nên cách ly trẻ bị bệnh với các bé khác trong gia đình để tránh lây nhiễm. Các đồ dùng vệ sinh cá nhân của bé như quần áo, tã lót, cốc uống nước, bát, thìa, bình sữa cần được vệ sinh sạch sẽ, không dùng chung đồ với trẻ khỏe mạnh để tránh lây nhiễm. 

Theo dõi sức khỏe tại nhà

Ngoài việc tuân thủ các đơn thuốc, các lưu ý kể trên, bố mẹ có con bị tay chân miệng cần theo dõi sát sao tình trạng của bé để phát hiện kịp thời khi có một trong các dấu hiệu bất thường sau đây: Trẻ sốt liên tục trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, bỏ ăn kéo dài, ngủ lịm, khó thở, da nổi vằn… Khi đó cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được theo dõi kịp thời.

Theo dõi mụn tay chân miệng

Với đội ngũ y bác sĩ lành nghề, Y tế Toàn Phúc sẽ giúp lưu ý các vấn đề kể trên, cha mẹ sẽ không còn phải thấp thỏm lo lắng khi trẻ bị mắc tay chân miệng. Với phương châm luôn tận tình chăm sóc người bệnh, chúng tôi sẽ cùng đồng hành với các bậc cha mẹ trong suốt thời gian điều trị tại nhà của trẻ, giúp trẻ bình phục trong thời gian ngắn nhất. Liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0943450115 để được tư vấn thêm về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Viết bình luận
zalo