Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?

02:18 07/12/2019

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường gặp phải tình trạng mất nước, đồng thời sốt cao liên tục khiến cơ thể suy kiệt, không thể ăn uống bù dịch được. Vậy sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virut Dengue gây ra. Loại virut này có đến 4 typ, được gọi là D1, D2, D3, D4. Cơ thể con người phản ứng khác nhau với từng typ và không có miễn dịch chéo. Có nghĩa sau khi bị nhiễm 1 trong 4 typ vẫn có thể bị nhiễm các typ còn lại. Vì vậy, một người có thể bị sốt xuất huyết đến 4 lần và lần sau có thể sẽ nặng hơn lần trước. Diễn tiến bệnh tối đa là 1 tuần, có người kéo dài hơn.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có nguy cơ bị thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến hiện tượng thoát dịch ra gian bào. Do đó, các bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bù đủ một lượng dịch cần thiết. Tuy nhiên truyền loại dịch gì, phương thức truyền như thế nào cho đúng, cho an toàn là thuộc về chỉ định của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân sốt xuất huyết có truyền nước được không?

Những bệnh nhân bị sốt, tiêu chảy, mất nước nói chung nên được bù nước bằng đường uống nếu có thể. Việc sốt xuất huyết có truyền nước được không phải cân nhắc vào từng giai đoạn và mức độ cụ thể của từng bệnh nhân.

Trong giai đoạn sốt cao (khoảng 2-3 ngày đầu của bệnh), tốt nhất người bệnh nên bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol hoặc nước hoa quả, để bổ sung cả nước và các chất điện giải.

Đối với giai đoạn biến chứng nguy hiểm (khoảng 4-6 ngày tiếp theo), nếu nhận thấy bệnh nhân có tình trạng thoát dịch, mất nước nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch với liều lượng và chủng loại phù hợp tùy theo phác đồ.

Như vậy, sốt xuất huyết có truyền dịch được không cần được bác sĩ xem xét và chỉ định thực hiện.

Một số lưu ý khi truyền dịch cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết

Công tác này phải đúng chỉ định của bác sĩ điều trị: Chỉ thực hiện khi bệnh nhân ăn uống kém, nôn ói quá nhiều gây mất dịch và điện giải nghiêm trọng, dẫn đến tụt huyết áp, có biểu hiện cô đặc máu trên cận lâm sàng (tăng Hematocrit)...

Bên cạnh đó, lượng dịch truyền không phải như nhau đối với tất cả người bệnh, mà phải cụ thể thiếu bao nhiêu thì cần bù lại bấy nhiêu. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc, tụt huyết áp thì cần bù lượng dịch là 15ml/kg/1h. Trong trường hợp bệnh nhân không có sốc, chỉ cần truyền đều đặn 1-2 lít dịch mỗi ngày. Ngoài ra, trong lúc thực hiện truyền dịch, nhân viên y tế cần phải kiểm soát các bệnh lý khác của người bệnh, chẳng hạn như bệnh lý tim mạch, huyết áp, hô hấp.

Như vậy, sốt xuất huyết có truyền nước được không là tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Y Tế Toàn Phúc cung cấp đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm, tận tình với bệnh nhân. Chúng tôi cung cấp dịch vụ truyền dịch, truyền đạm, chăm sóc y tế tại nhà. Hãy liên lạc với chúng tôi ngay hôm nay theo Hotline: 0943450115 để được chăm sóc y tế sớm nhất.

 

Viết bình luận
zalo